Bon Eco System: Hệ sinh thái số hỗ trợ Nhà cung cấp và Người bán

Sớm nhận thấy những bất cập của thị trường bán lẻ Việt Nam, từ năm 2018, Nhà sáng lập Bibo Mart đã hợp tác cùng Tập đoàn công nghệ B.O.N Group xây dựng một nền tảng số hỗ trợ nhà cung cấp và người bán. Trải qua hơn 5 năm phát triển, đến nay, hệ sinh thái số Bon Eco System đã thành hình, hứa hẹn sẽ là công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp liên kết cộng sinh cùng phát triển bền vững.

Hệ sinh thái số Bon Eco

Bất cập của thị trường bán lẻ

Trước tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, những năm gần đây, ngành bán lẻ Việt Nam đối mặt với khá nhiều khó khăn, trong đó phải kể đến lượng hàng tồn kho lớn, lợi nhuận chạm đáy do cuộc chiến giá gay gắt giữa các doanh nghiệp cùng ngành.

Tuy nhiên, không phải chỉ đến khi kinh tế suy thoái, những bất ổn này mới xuất hiện. Thực tế, từ nhiều năm nay, ngành bán lẻ trong nước đã tồn tại rất nhiều bất cập, gói gọn trong 2 từ: Thừa và Thiếu.

Trước hết, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là vô cùng tiềm năng nhờ quy mô dân số lớn, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự bùng nổ của tầng lớp người tiêu dùng với thu nhập ngày càng cao và nhu cầu ngày càng đa dạng. Cũng bởi vậy, số doanh nghiệp tham gia vào thị trường này không ngừng tăng trưởng, trong đó có cả sự “xâm nhập” mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoại. Để chiếm lĩnh thị phần, các doanh nghiệp lao vào cuộc đua mở rộng mặt bằng, kho bãi với chi phí “khổng lồ”. Tiếp đến là cuộc chiến giá gắt gao nhằm thu hút khách hàng khiến lợi nhuận dần bị bào mòn.

Trong khi đó, đời sống số lên ngôi đã mở ra nhiều hình thức kinh doanh mới khiến nhà nhà người người đều có thể bán hàng. Điều này khiến cho thị trường dần chạm ngưỡng bão hòa vì “thừa” người bán. Cánh cửa tăng trưởng vì thế càng thu hẹp hơn. Khi doanh thu sụt giảm, gánh nặng chi phí mặt bằng và chi phí vận hành chính là điểm yếu chí mạng đối với các doanh nghiệp bán lẻ.

Điều đáng nói, mặc dù chạy theo cuộc đua mở rộng mặt bằng nhưng các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ tại Việt Nam lại thiếu hệ thống quản trị hiệu quả. Các quy trình quản lý, vận chuyển, bảo quản, kiểm soát hàng hóa chưa tối ưu. Sản phẩm phải qua nhiều khâu mới đến được tay người tiêu dùng, gây tiêu tốn chi phí.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn “mạnh ai nấy làm”, chưa có sự kết nối, chia sẻ thông tin với nhau. Điều này khiến cho doanh nghiệp không lượng hóa được nhu cầu của thị trường và khách hàng; các nhà sản xuất không có thông tin để sản xuất hàng hóa đúng nhu cầu.

Sự yếu kém trong cả 2 khía cạnh khiến các doanh nghiệp không ứng biến được trước những tình huống khó lường đột ngột xảy ra như đại dịch Covid-19, chiến tranh Nga – Ukraina,… Và hệ quả, nhiều doanh nghiệp đã và đang rơi vào cảnh lay lắt, sức khỏe tài chính suy yếu trầm trọng.

Giải pháp để phát triển bền vững

Là đơn vị tiên phong khai mở ngành bán lẻ Mẹ và Bé tại Việt Nam, với hơn một thập kỷ hoạt động trên thị trường, đội ngũ sáng lập chuỗi bán lẻ Bibo Mart nhận thấy rõ những bất cập đang tồn tại. Đặt trong bối cảnh kỷ nguyên số với thế hệ khách hàng ưa chuộng công nghệ và xu hướng tiêu dùng số hóa, rõ ràng các doanh nghiệp sẽ khó có thể tồn tại nếu vẫn duy trì phương thức hoạt động truyền thống.

Với mong muốn giúp ngành bán lẻ Việt Nam phát triển bền vững, năm 2018, ngay khi vững vàng ở vị trí số 1 thị trường, Bibo đã quyết định dừng mở rộng chuỗi cửa hàng vật lý. Thay vào đó, Bibo hợp tác với B.O.N Group – tập đoàn công nghệ sở hữu đội ngũ kỹ sư, chuyên gia công nghệ hàng đầu thế giới – cùng triển khai xây dựng một nền tảng số phục vụ cho ngành bán lẻ mang tên Bon Eco System.

Đây là nền tảng công nghệ F2C (Factory to Customers – Từ nhà máy tới khách hàng) có thể kết nối tất cả các thành phần của chuỗi cung ứng bán lẻ, bao gồm: Nhà sản xuất (Factory), Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần (Logistic), Nhà bán lẻ (Chủ Shop), Người bán (Saleman) và Khách hàng (Customer), tạo thành một chuỗi cung ứng đầu – cuối liền mạch. Trong hệ sinh thái số này, không ai là đối thủ của ai, tất cả đều là đối tác, cùng chia sẻ thông tin, tài nguyên, liên kết cộng sinh cùng phát triển.

Bằng việc tập hợp, chuyển hóa kiến thức, kinh nghiệm giải quyết vấn đề của các chuyên gia thành thuật toán, kết hợp với việc xây dựng hệ thống dữ liệu về thông tin và hành vi mua sắm của khách hàng, chuỗi cung ứng số Bon Eco hoàn toàn hoạt động dựa trên cơ sở data – driven, tự động tính toán và vận hành tối ưu mọi công đoạn của chuỗi giá trị. Nhờ đó, chuỗi cung ứng rất “mềm” và đảm bảo không bị đứt gãy ngay cả khi có những biến động bất ngờ xảy ra.

Giao diện ứng dụng Bon Gateway – một thành tố của Bon Eco System

Sau hơn 5 năm nghiên cứu, phát triển, đến nay hệ sinh thái số Bon Eco đã định hình với các siêu ứng dụng kết nối nhà sản xuất, nhà cung cấp với người bán và người tiêu dùng chỉ bằng một chạm. Theo đại diện của B.O.N, các siêu ứng dụng này sẽ lần lượt được ra mắt trong thời gian tới, hứa hẹn tạo nên bước đột phá cho thị trường bán lẻ Việt Nam.

Truyền thông BON

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *